Bài viết trước các bạn đã biết về Toán Soroban là gì? Vậy Bàn Tính Soroban có cấu tạo như thế nào và cách sử dụng ra sao Hôm nay AQVN chia sẻ để các bạn nắm rõ hơn nhé!
1.CẤU TẠO
Bàn tính Soroban có 6 phần
Khung Bàn Tính: là phần viền bao quanh bên ngoài giúp mình giữ được bàn tính cứng cáp hơn.
Thanh Ngang: hay còn gọi là thanh giá trị, nằm ở giữ bàn tính chia thanh bàn tính ra làm 2 phần: hạt trên và hạt dưới.
Hạt Trên: nằm ở phần trên của thanh ngang, mỗi hạt có giá trị là 5.
Hạt Dưới: nằm ở phần dưới của thanh ngang, mỗi hạt có giá trị là 1.
Cột: là trục dọc chứa và cố định các hạt bàn tính.
Điểm Định Vị: là những chấm tròn nằm trên thanh ngang giúp xác định được hàng đơn vị.
Nút Xóa: nằm trên khung của bàn tính, dùng để đưa bàn tính về số 0 sau mỗi lần tính toán.
2. CÁCH SỬ DỤNG BÀN TÍNH
Dùng ngón cái & ngón trỏ của tay trái và tay phải (hay còn gọi là tay cua) để di chuyển các hạt bàn tính.
Khi thực hiện phép Cộng, chúng ta di chuyển hạt trên và hạt dưới tiến lại gần thanh ngang.
Khi thực hiện phép Trừ, chúng ta di chuyển hạt trên và hạt dưới rời xa thanh ngang.
3. TƯ THẾ NGỒI
Ngồi thắng lưng, đầu hỡi cúi về phía trước, 2 bàn tính đặt cách mặt bàn tính 2cm. Không để cố tay chạm vào mặt bàn tính.
4. VỊ TRÍ ĐẶT BÀN TÍNH
Đặt bàn tính trước mặt và cách mép bàn 20cm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết.